Mở đầu chuỗi các hoạt động Năm Hữu nghị Ấn Độ – ASEAN nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ
và 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược Ấn Độ- ASEAN, ngày 27-28/5/2022, Bộ Ngoại giao Ấn Độ, phối hợp
với chính quyền Bang Assam đã tổ chức 2 cuộc Hội thảo “Act East throught North East” và Hội thảo
BIMSTEC với chủ đề “ Natural Allies in Development and Interdependence” . Hội thảo có sự tham dự của
Thủ hiến Bang Assam Himanta B. Sharma, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S. Jaisankar, Bộ trưởng Ngoại
giao Bangladesh A. K. Abdul Momen, các cơ quan đối ngoại bang Assam , các Đại sứ ASEAN tại Ấn Độ và
Đại sứ Nhật Bản, Australia.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại sứ Phạm Sanh Châu đã bày tỏ ấn tượng chứng kiến sự phát triển và
thay đổi của Bang Assam, khẳng định vai trò và tầm quan trọng của Bang Assam trong Chính sách Hành
động hướng Đông mà chính phủ Ấn Độ trong những năm qua đã kiên định và tích cực triển khai, luôn coi
Assam là cửa ngõ kết nối Ấn Độ với các nước láng giềng phía Đông và liên kết với các nước Đông Nam Á.
Đại sứ đưa ra 3 giải pháp thiết thực thúc đẩy quan hệ giữa Ấn Độ và các nước ASEAN, cho rằng, trong
các hình thức kết nối đầy tiềm năng hiện nay, kết nối hàng không rất quan trọng và các Bang phía Đông
Bắc Ấn Độ cần có nhiều đường bay kết nối với Đông Nam Á hơn nữa, có thể chọn Kolkata là điểm kết
nối, chung chuyển giữa các bên. Đại sứ nhận định, với thế mạnh sản xuất nhiều loại chè nổi tiếng thế
giới, Bang Assam cũng có thể tạo kết nối, giao lưu trong văn hóa thưởng thức chè với các nước ASEAN
và các nước Đông Á khác, từ đó thúc đẩy thương mại giữa các bên. Ngoài ra, Đại sứ cũng chỉ ra những
cơ hội hợp tác, đầu tư và phát triển giữa Ấn Độ và Việt Nam, hi vọng với việc nối lại đường hàng không
trực tiếp giữa hai nước sau đại dịch Covid-19, giao thương và các quan hệ giao lưu con người với con
người sẽ ngày càng phát triển, đem lại lợi ích cho cả Ấn Độ – Việt Nam nói riêng, và giữa Ấn Độ – ASEAN
nói chung.
Nhân dịp này, Đại sứ Phạm Sanh Châu, cũng có chuyến công tác tới bang Tripura, để thảo luận tiềm năng
hợp tác và trao đổi văn hóa cũng như thúc đẩy việc đề cử các di sản văn hóa đặc sắc vùng miền lên
UNESCO để được công nhận di sản văn hóa thế giới. Trong khuôn khổ chuyến công tác, Đại sứ đã đến
thăm khu di tích Unakoti, nơi có nhiều tác phẩm điêu khắc đá trên vách núi, hùng vĩ và đầy tính nghệ
thuật, mang trong mình không chỉ giá trị lịch sử mà cả giá trị sáng tạo của nền văn minh Ấn Độ.
Related Post