Kumbh Mela – lễ hội thanh bình nhất thế giới

Ấn Độ có hàng nghìn địa danh tôn giáo và tâm linh mà mỗi năm có hàng triệu ngưởi đến hành hương và lễ bái. Hindu giáo là một trong các tôn giáo lớn nhất thế giới với lich sử phát triển lâu đởi đa dạng, phong phú và huyền bí nhất. Ấn Độ được xem là đất nước của các lễ hội truyền thống lâu đời mà lễ hội tôn giáo là một trong những nét văn hóa đặc trưng nhất của Ấn Độ. Lễ hội Kumbh Mela là lễ hội có ý nghĩa tinh thần và triết lý sâu sắc nhất trong tín ngưỡng của Hindu giáo và là lễ hội được xem là lớn và thanh bình nhất thế giới. Với 100 triệu người thực hành nghi lễ, đây cũng là lễ hội lớn nhất có thế nhìn thấy được từ mặt trăng qua kính viễn vọng.

Bộ Ngoại giao đã tổ chức một chuyến chuyên cơ đặc biệt để mời các Đại sứ và trưởng các Cơ quan đại diện ngoại giao đến dự. Đại sứ Phạm Sanh Châu đã tham dự và dự lễ thượng cờ Việt Nam tại địa điểm linh thiêng này.

(Đại sứ Phạm Sanh Châu tham gia lễ thượng cờ)

Kumbh có nghĩa là Nectar – Tirtha, là cánh cửa có thể dẫn từ thế giới vật chất đến tinh thần, là lễ hội linh thiêng lớn nhất của người theo đạo Hindu, được tổ chức ba năm một lần. Địa điểm được luân phiên giữa các vùng Prayagraj, Hariwar, Nashik và Ujain. Các thành phố thiêng như Varanasi (có tên cổ là Banares hay Kashi); Prayagra; Haridwar-Rishikesh là những vùng được nhắc đến trong Kinh Bhagavad Gita tại Haryana và Ayodhya. Bên cạnh Lễ hội Kumbh Mela, các lễ hội lớn đáng chú ý khác là Shravani Mela of Deoghar và Pitrapaksha Mela of Gaya.

Nơi hành lễ nổi tiếng nhất là Varanasi, một trong 7 thành phố thiêng cổ kính nhất thế giới. Cách thành phố này 100 km về phía Đông Nam là một địa danh hành hương quan trọng khác tên là Allahabad, có nghĩa là ‘The City of Allah’ nằm ở thành cổ Prayagraj (còn gọi là Prayag). Năm 1575, vua hồi giáo Mughal Emperor Akbar đặt tên là Illahabad và sau đó địa danh này được đổi thành Allahabad. Sau 443 năm, nhân dịp Lễ Kumbh Mela tháng 1/2019, Thủ hiến Uttar Pradesh Yogi Aditya quyết định lấy lại tên cũ là Prayagraj.

Prayagraj nằm ở phía Nam bang Uttar Pradesh, phía Bắc Ấn Độ, là vùng lưu vực của ba con sông lớn Ganges (Ganga), Yamuna (Jumna) và Saraswati. Theo truyền thuyết, Prayagraj được cho là “vùng giao thoa của bất tử” nằm tại vùng lưu vực của ba con sông thiêng, nơi mà thần sáng tạo vũ trụ Brahma đã đến tạo ra vũ trụ và thực hành các nghi lễ cúng tế linh thiêng. Con rể là thần Shiva và con gái Parvati đã cai quản vùng này trước khi rời tới Sapta Saindhav.

Lễ hội Kumbh Mela tại Prayag khá khác biệt so với lễ hội tại các vùng khác vì nhiều lý do. Chỉ có các nghi lễ và hành đạo có truyền thống lâu đời như rituals (kalpvas, aarti và deepdan) and tapas (inner heat) được hành lễ ở đây vì nơi đây được xem là trung tâm của thế giới, nơi thần Brahma thực hành nghi lễ Yajna để tạo ra vũ trụ.

Nghi lễ cao nhất của lễ hội là ngâm mình dưới dòng nước thiêng. Các nhà tiên tri tin rằng việc ngâm mình dưới các dòng sông thiêng là một cách thức để sám hối lỗi lầm trong quá khứ và rửa sạch các tội lỗi. Đây cũng là dịp để tế lễ cho các linh hồn đã khuất, giúp họ thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi. Người ta tin rằng ai đã tắm tại Prayagraj nơi giao thoa của sự bất từ sẽ giũ bỏ tội lỗi và đạt được giải thoát.

Các mùa lễ hội trước nhiều tai nạn đã xẩy ra, nước sông bị làm vẩn đục, người hành hương đè lên nhau gây chết chóc. Mặc dù vậy qui mô tổ chức và người tham gia lễ hội tiếp tục gia tăng hàng năm. Ngay sau Độc lập, Chính phủ hiểu được tầm quan trọng của lễ hội và nhu cầu của khách hành hương nên đã đưa ra một số qui định mới thay đổi việc tổ chức lễ hội nhằm tạo thuận lợi cho khách hành hương và đáp ứng các nhu cầu thiết yếu về an ninh, y tế và đi lại ăn ở. Ban Tổ chức Lễ hội Kunbh được thành lập và quyết định qui mô của sự kiện và bổ sung thêm một số biện pháp và quy định mới nhằm đảm bảo an toàn cho người hành hương.

Năm 2017, Lễ hội Kumbh Mela được UNESCO công nhận đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, khẳng định đóng góp cho sự sáng tạo và đa dạng văn hoá của nhân loại.

Lễ hội Prayagraj Kumbh Mela 2019 (Ardh Kumbh Mela) được tổ chức long trọng từ tháng 1 tới tháng 3 kéo dài 55 ngày (từ 15/1-4/3), đặc biệt là vào ngày trăng tròn và trăng mới với sự tham dự của khoảng 120-150 triệu người trên một vùng lưu vực Sangam rộng hàng nghìn héc ta. Khoảng 2 triệu người tới hành lễ mỗi ngày. Ngày 4/2 (Mauni Amavasya) có thể đông tới 30 triệu người hành hương. Khoảng 1 triệu khách nước ngoài dự kiến tới tham dự. Lễ hội bắt đầu với việc các vị thần thánh tiến vào cùng với các nhóm voi, ngựa và xe kéo lỗng lẫy. Sau đó là hai cuộc đi bộ Sangam Walk và Prayag Walk, biểu diễn âm thanh và đèn laser tại Prayag Fort Wall và tại 5 điểm biểu diễn văn nghệ khác nhau.

Chính quyền Uttar Pradesh đã chuẩn bị từ nhiều tháng trước với việc chi 2.000 crore (282 triệu đô la) từ ngân sách của bang để tổ chức lễ hội. Trước đó hơn 4.000 crore (hơn 500 triệu đô La)đã được chi để trải mới 300 cây số đường của vùng rộng 2.500 héc ta.Bên cạnh đó 9 ga xe lửa, một nhà ga mới được xây tại sân bay Prayag Civil Airport. 4.200 lều được dựng lên cho khách du lịch, trên cơ sở hợp tác công-tư; (Lều tiêu chuẩn cao cho du khách có giá 35.000 rupi/tối), 20.000 giường công; 122.000 nhà vệ sinh; 20.000 thùng rác; 15.000 công nhân vệ sinh; 2.000 lính tình nguyện; 22 cầu phao; bãi đỗ cho 500.000 xe; 524 xe bus con thoi và hàng nghìn ô tô; 40.700 đèn Led; 280.000 trạm kết nối; 850 cây số đường cống; 5.000 điểm cấp nước; 200 ATM cấp nước; 150 tanker nước, 100 bơm nước tay; 500 xe rickshaws điện, 500 xe bus con thoi, 600 bếp công, 100.000 nhà vệ sinh lưu động, 4.000 điểm wifi, 22 bệnh viên với 450 giường và 150 xe cứu thương, 30.000 cảnh sát và bán vũ trang, 15 trạm khai báo mất đồ và tìm kiếm thân nhân thất lạc, 40 trạm cảnh sát; 3 trạm cảnh sát nữ; 62 trạm cảnh sát ngoài; 40 trung tâm cứu hỏa; 15 trạm cứu hỏa ngoài; 40 điểm quan sát; hơn 1.000 cameras CCTV; 2 trung tâm kiểm soát và điều hành (ICCC).

Những việc nên và không nên khi tham dự Lễ hội : Mang đồ gọn nhẹ, mang thuốc bệnh, có số điện thoại khẩn và có mối liên hệ một số bệnh viện, nơi tắm và bến phà, đỗ xe theo qui định; theo điều hành giao thông; chú ý hành lý và khai báo khi mắt.

Không mang theo đồ giá trị, không cần thiết; không ăn tại nơi cấm; không gây rối; không xuống nước quá giới hạn cho phép; không làm ô nhiễm dòng sông; không vệ sinh nơi quang đãng; không đến gần đám đông nếu mắc bệnh dị ứng; không dùng túi ni lông.